Hướng dẫn xử lý khi lái xe qua đường bùn lầy dễ dàng

Đường bùn lầy luôn là một thử thách lớn, kể cả đối với các tài xế giàu kinh nghiệm. Nếu không giải quyết đúng chuẩn, xe có thể bị mắc kẹt và phải cần đến dịch vụ cứu hộ hỗ trợ, gây tốn kém. Tuân thủ một vài hướng dẫn khi điều khiển xe qua các đoạn đường này giúp người lái tự tin hơn trên những địa hình này.

Ở nhiều vùng nông thôn và miền núi, hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, dẫn đến việc phải đối mặt với những con đường xấu, thậm chí lầy lội khi ngập nước, sau mưa to hoặc sạt lở là điều không thể nào tránh khỏi. Để vượt qua những con đường này, người lái xe cần có kỹ năng lái và tuân thủ một số chỉ dẫn xử lý đường bùn lầy từ một số người có kinh nghiệm.

 điều cần biết khi lái xe qua đường bùn lầy
Đường bùn lầy là địa hình khó khiến nhiều người lái e ngại

1. Hướng dẫn lái xe qua đường bùn lầy 

Khi chạy xe qua những đoạn đường bùn lầy, điều cần thiết là người lái xe cần giữ bình tĩnh và tập trung vào những thao tác điều khiển. Điều này giúp chủ động tìm ra phương án xử lý an toàn. Trước tiên, người lái nên sử dụng sức mạnh của động cơ để vượt qua địa hình khó khăn này.

1.1. Chạy chậm, không nhồi ga

Trên hết, người lái xe nên chuyển xe sang số thấp. Theo nguyên tắc hoạt động, số nhỏ cung cấp lực kéo mạnh hơn, giúp xe dễ dàng vượt qua đường lầy lội. Nếu xe có hộp số tự động, tài xế có thể chuyển sang chế độ số tay bằng cách sử dụng lẫy chuyển số trên tay lái hoặc chọn chế độ số thấp qua cần số.

Đặc biệt, người lái xe cần giảm tốc độ và duy trì vận tốc ổn định. Đi quá nhanh trên đường bùn lầy có thể làm giảm độ bám của xe. Thêm vào đó, nếu gặp phải tình huống cần phanh gấp khi đang di chuyển nhanh, lốp xe dễ bị trượt hoặc lún sâu hơn.

Bên cạnh đó, người lái xe không nên tăng ga quá mức hoặc đạp ga liên tiếp. Việc làm này có thể làm cho bánh xe quay nhanh hơn, làm cho xe lún sâu mau chóng vào lớp bùn lầy.

>> Tham khảo thêm: Những tác hại nghiêm trọng khi lái xe lốp non hơi mà bạn cần biết

1.2. Hạn chế phanh gấp

Khi lái xe qua đường bùn lầy, một nguyên tắc quan trọng là hạn chế việc sử dụng phanh và tránh phanh gấp. Việc phanh gấp có thể làm xe dễ bị lún sâu hơn vào bùn. Thay vào đó, người lái xe nên cân nhắc sử dụng phanh động cơ bằng cách chuyển về số thấp.

Nếu cần dừng lại, tài xế không nên đạp phanh mạnh mà nên nhấn từ từ và nhấp nhả phanh để đảm bảo an toàn.

1.3.  Sử dụng nút kiểm soát lực kéo

Kiểm soát lực kéo là một tính năng sẽ được tự động được kích hoạt khi xe gặp điều kiện di chuyển không ổn định. Tính năng này giúp ngăn ngừa tình trạng trượt bánh hoặc xoay vòng khi chạy xe trên các bề mặt trơn trượt.

Tuy nhiên, khi xe bị mắc kẹt trong bùn, tài xế nên tắt tính năng kiểm soát lực kéo. Chức năng này có thể làm tình trạng tồi tệ hơn, khiến xe khó thoát ra. Hãy bật lại tính năng này chỉ khi xe đã rời khỏi vùng nguy hiểm.

1.4. Không chạy theo vệt bánh xe 

Trên các đoạn đường trơn, tài xế có thể chạy xe theo vệt bánh xe vì nước hoặc bùn đất có thể đã được làm sạch bởi các phương tiện đi trước. Tuy nhiên, khi di chuyển qua những đoạn đường đầy sình lầy, việc này không hề là lựa chọn tốt vì các khu vực có vệt bánh xe thường dễ bị lún hơn. Bởi vậy, người lái xe nên nhớ không theo vệt bánh xe để tránh gặp phải tình trạng lún sâu.

1.5. Chạy xe ở chế độ 4WD

Hệ thống 4WD (dẫn động 4 bánh) cho phép người lái lựa chọn giữa việc dẫn động bằng 2 bánh hoặc 4 bánh thông qua một cơ cấu chuyển đổi cầu (có thể hoạt động bằng cơ hoặc điện) tích hợp trong xe. Để sử dụng chế độ này, người điều khiển xe cần điều chỉnh vị trí cần số hoặc chuyển đổi số trên bảng điều khiển. Những ký hiệu như 2H, 4H, 4L sẽ xuất hiện, và người lái nên lựa chọn phù hợp với điều kiện đường:

- Để tăng cường lực kéo, hãy chuyển sang chế độ 4H hoặc 4L bằng cách di chuyển cần số.

- Trên các bề mặt đường đất, cát nhiều hoặc bùn lầy, chế độ 4H (dẫn động 4 bánh với tốc độ cao) sẽ phù hợp.

- Đối với địa hình hiểm trở, nên sử dụng chế độ 4L. Chế độ này cung cấp mô men xoắn cao, giúp tối ưu hóa lực kéo và bảo đảm an toàn khi di chuyển chậm.

Hướng dẫn xử lý an toàn khi lái xe qua đường bùn lầy bằng động cơ
Với đường bùn lầy, người lái chuyển sang vị trí 4H để xe thêm lực kéo

1.6. Dùng phanh để thoát lầy

Tài xế nên lưu ý không nên phanh liên tục,đặc biệt là khi đang đổ dốc. Thay vào đó, việc sử dụng số thấp và chạy với tốc độ chậm sẽ giúp kiểm soát xe tốt hơn trên những đoạn đường trơn trượt hoặc khó đi như bùn lầy.

2. Hướng dẫn xử lý khi lái xe qua đường bùn lầy bằng dụng cụ

Khi điều khiển xe qua các đoạn đường bùn lầy, điều cần lưu ý là động cơ không phải lúc nào cũng đủ mạnh để giúp xe thoát khỏi tình trạng mắc kẹt, đặc biệt trên những đoạn đường đầy bùn. Trong những trường hợp này, người lái cần sử dụng các công cụ hỗ trợ sau:

- Xẻng: Đây là một dụng cụ đơn giản nhưng siêu hữu dụng. Tài xế có thể dùng xẻng để loại bỏ lớp bùn nhão xung quanh bánh xe, sau đó đắp thêm đất cứng phía dưới để tạo độ bám tốt hơn, giúp bánh xe vượt qua vùng lầy.

- Thảm xe: Đặt thảm xe dưới mỗi bánh có thể giúp tăng độ bám và tạo một đoạn đường ngắn giúp bánh xe chuyển động dễ dàng hơn.

- Tuýp tháo ốc: Nếu xe bị sa lầy, sau khi tháo phần ốp chụp la-zăng, tài xế có thể gắn tuýp tháo ốc vào một chiếc ốc và buộc chặt phần đầu ống hướng về phía trước. Khi xe lăn bánh, ống tuýp sẽ cắm vào bùn lầy, tạo lực nâng giúp bánh xe thoát khỏi khu vực lầy lội.

- Kích bánh xe: Đây là dụng cụ không thể thiếu khi chạy xe trên địa hình gồ ghề, có nguy cơ sa lầy. Kích bánh sẽ nâng bánh xe lên, cho phép người lái đặt các vật cản dưới bánh để tạo điểm tựa. Khi xe đã ổn định, người lái có thể nhẹ nhàng lắc xe để thoát khỏi khu vực lầy.

lưu ý khi lái xe qua đường bùn lầy với kích bánh xe
Sử dụng kích bánh xe cũng là giải pháp hiệu quả giúp phương tiện vượt qua đường lầy lội

- Lồng thép cho lốp xe: Nếu thường xuyên phải chạy trên những con đường bùn lầy, chủ xe có thể trang bị lồng thép vừa vặn với bánh xe. Lồng thép này sẽ giúp nâng bánh xe ra khỏi những vũng bùn một cách dễ dàng.

- Thanh gỗ: Người lái xe có thể sử dụng thanh gỗ gắn ngang qua bánh xe để tạo điểm tựa, giúp xe thoát khỏi vùng lầy. Nên chọn thanh gỗ có độ cứng tốt và buộc chặt để tránh gãy hoặc tuột khi xe di chuyển.

- Dây xích sắt quanh bánh xe: Bây giờ, có nhiều loại dây xích sắt chuyên dụng, kiểu dáng hao hao dây cáp và có thể cố định vào bánh xe. Trước khi đi qua đoạn đường bùn lầy, người lái có thể quấn xích sắt quanh bánh để tăng ma sát với mặt đường, giúp tránh trượt và chống lầy.

- Tời: Trong trường hợp xe bị sa lầy nặng, việc sử dụng tời là cần thiết. Tuy nhiên, người lái cần đảm bảo tời được gắn vào điểm cố định vững chắc, đủ chịu lực của xe. Nếu gắn sai vị trí, có thể gây nguy hiểm cho cả người lái và xe.

3. Lưu ý  khi lái xe qua đường bùn lầy để đảm bảo an toàn

Đối với một vài xe có hệ thống khóa vi sai cho cầu trước và cầu sau, người lái cần tuân theo nguyên tắc khóa vi sai cầu sau và mở vi sai cầu trước để tăng độ chính xác trong quá trình lái xe.

Bên cạnh đó, khi lái xe qua đường bùn lầy, người lái xe nên chuyển cần số về số 1 để xe hoạt động ở chế độ mạnh nhất. Việc giữ chặt vô-lăng sẽ giúp xe di chuyển thẳng với tốc độ chậm, cho phép người lái cảm nhận được mức độ trơn trượt và xử lý tình huống một cách hợp lý.

Nếu bánh xe có dấu hiệu bị trượt, người lái xe nên giảm ga từ từ để duy trì đà cho xe và giảm độ trượt. Hãy đánh tay lái qua lại một cách nhẹ nhàng để các bánh xe lấy lại độ bám và vượt ra khỏi vũng lầy nhanh chóng.

Trong trường hợp xe bị trượt ngang, tài xế nên nhả chân ga và điều chỉnh vô-lăng để lấy lại hướng di chuyển trước khi tiếp tục đạp ga nhẹ nhàng. Đối với bùn cứng, chủ xe nên nhẹ nhàng đánh lái sang hai bên, giúp thành lốp bám vào bùn và tăng ma sát.

Khi chạy vào những vùng đất cao, nên tránh đi theo vệt bánh xe đấy vì các vệt này thường sâu hơn và dễ trượt hơn.

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và lượng mưa cao ở Việt Nam, việc phải đối mặt với các con đường bùn lầy là điều khó tránh khỏi. Người lái cần bình tĩnh và thực hiện những hướng dẫn khi chạy xe qua các đoạn đường này. Song song, chủ xe nên bảo dưỡng định kỳ để phát hiện sớm những hư hỏng, tăng tuổi thọ cho xe và giúp xe vượt qua các địa hình khó khăn dễ dàng hơn.

>> Đọc thêm: Lốp xe địa hình BFGoodrich của nước nào? Mua lốp chính hãng ở đâu